CẤU TRÚC ĐỀ THI

Khi dự thi TOEIC, một trong những điều kiện tiên quyết để dành được tối đa điểm số đó là hiểu rõ về cấu trúc đề thi TOEIC. Nếu nắm rõ cấu trúc của bài thi (đề thi), bạn sẽ có chiến lược làm bài phù hợp, tiết kiệm được thời gian và dễ dàng đạt được số điểm mong muốn.. Vậy một bài thi TOEIC gồm bao nhiêu phần? Mỗi phần có bao nhiêu câu? Mỗi câu được tính bao nhiêu điểm? Thời gian làm bài được tính như thế nào? Và cấu trúc đề thi cũ có gì khác với cấu trúc đề thi mới? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

Một bài thi TOEIC 2 kỹ năng gồm hai phần: Phần Listening (nghe hiểu) trong 45 phútPhần Reading (đọc hiểu) trong 75 phút. Mỗi phần thi có 100 câu. Tổng số câu hỏi của cả hai phần thi là 200 câu. Tổng thời gian làm bài là 120 phút hay 2 tiếng.Cấu trúc đề thi TOEIC mới sẽ có một số thay đổi so với đề thi TOEIC cũ, và số lượng câu hỏi của mỗi phần cũng khác. Chúng ta cùng xem hình ảnh dưới đây:

 

Cụ thể, cấu trúc đề thi TOEIC mới, và nội dung của từng phần như sau:

 

 

1. Phần nghe

Phần thi TOEIC listening gồm: 

  • 100 câu hỏi
  • Thi 45 phút

Tuy nhiên, các Part trong phần nghe đã có sự thay đổi số câu như sau:

 
Phần Listening Chi tiết
Phần 1

Mô tả tranh

(6 câu)

  • Giảm 4 câu so với đề cũ.
  • Xem 1 bức tranh trong đề và nghe 4 đáp án. Chọn đáp án mô tả đúng về bức tranh.
Phần ­2

Hỏi đáp

(25 câu)

  • Giảm 5 câu so với đề cũ.
  • Nghe một câu hỏi và 3 lựa chọn trả lời cho từng câu hỏi => chọn câu trả lời phù hợp với câu hỏi.
  • Câu hỏi và câu trả lời không in trong đề thi.
Phần 3

Hội thoại ngắn

(39 câu)

 

  • Tăng 9 câu so với đề cũ.
  • Nghe 13 đoạn hội thoại ngắn không in trong đề thi. Mỗi đoạn có 03 câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ có 4 đáp án lựa chọn. => chọn đáp án đúng nhất.
  • Xuất hiện các đoạn hội thoại có 3 người nói thay vì 2 người: 1 man & 2 women hoặc 2 men & 1 woman
  • Người thi phải kết hợp những gì nghe được với biểu đồ/ bảng biểu cho sẵn để trả lời câu hỏi.
  • Có câu hỏi buộc người đọc phải dựa vào những gì nghe được để đoán ý người nói.
Phần 4

Bài nói chuyện ngắn

(30 câu)

  • Nghe 10 đoạn thông tin ngắn. Mỗi đoạn có 03 câu hỏi. => chọn đáp án đúng nhất
  • Lưu ý: Có dạng bài người thi phải kết hợp thông tin nghe với biểu đồ, hình ảnh được cho sẵn để trả lời.

Như vậy, về hình thức và số lượng câu hỏi của bài thi phần nghe không hề thay đổi, mà họ chỉ tăng giảm số lượng câu ở mỗi phần. Part 1 và Part 2 trước đây là phần dễ lấy điểm đã giảm đi hẳn 9 câu, chuyển sang phần có phần khó hơn là Part 3. Còn Part 3, dù có 2 người nói hay 3 người nói thì tư duy ra đề vẫn vậy.

2. Phần đọc

Tương tự như Phần nghe, Phần đọc cũng vẫn giữ nguyên số câu là 100 câu và thời gian thi là 75 phút. Những thay đổi trong đề thi được cập nhật trong bảng dưới đây:

Phần reading Chi tiết
Phần 5

Hoàn thành câu

(30 câu)

  • Giảm 10 câu so với đề cũ.
  • Gồm các câu chưa hoàn thành + 4 từ hoặc cụm từ được đánh dấu tương ứng A, B, C, hoặc D => chọn từ đúng nhất để hoàn thành câu.
Phần 6

Hoàn thành đoạn văn

(16 câu)

  • Tăng 4 câu so với đề cũ.
  • Gồm 4 bài đọc ngắn, mỗi bài đọc có 3 chỗ trống cần điền từ hoặc cụm từ, câu + 4 đáp án => chọn đáp án thích hợp
  • Có dạng bài tập bắt người thi điền một câu vào chỗ trống thay vì chỉ điền từ/ cụm từ.
Phần 7 Đoạn đơn

(29 câu)

  • Gồm 10 đoạn đơn, có nội dung dựa trên các tài liệu đọc như thư từ, thông báo, biểu mẫu, báo. Hết mỗi đoạn văn sẽ có 2-5 câu hỏi và 4 lựa chọn => chọn ra câu trả lời chính xác nhất.
  • Xuất hiện bài đọc bao gồm 3 đoạn.
  • Có bài đọc dạng tin nhắn điện thoại, chat,
  • Xuất hiện câu hỏi yêu cầu người thi điền câu vào chỗ trống.
Đoạn kép

 (25 câu)

  • 2 đoạn văn kép3 đoạn ba, 5 câu hỏi mỗi đoạn, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời A, B, C, hoặc D. Bạn cần xác định đáp án đúng cho từng câu hỏi.

Nhìn vào phần so sánh trên, các em có thể thấy ở phần đọc của bài thi TOEIC mới, người ra đề tăng độ khó của đề bằng cách tăng số câu trong phần đọc hiểu, đa dạng hơn về loại câu trả lời (không chỉ là điền từ mà còn là điền cả câu văn).

Như vậy, ngoài ôn luyện kiến thức ngữ pháp và từ vựng, các em hãy luyện tập thật tốt kĩ năng Scanning (đọc quét) và Skimming (đọc lướt) để có thể đối phó với các bài đọc dài nhé.